Có mục đích tương đồng với bệnh viện là khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng nhưng với quy mô nhỏ hơn, chất lượng phục vụ cao hơn đó chính là các phòng khám tư nhân. Hiện nay phòng khám tư nhân mọc lên khắp nơi, nhưng vì nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến việc các phòng khám tư nhân không thiết kế hệ thống xử lý nước thải, họ xả trực tiếp ra môi trường hoặc hệ thống hoạt động không đảm bảo chất lượng đầu ra. Tuy lưu lượng nước thải từ các phòng khám không lớn so với các bệnh viện nhưng mức độ nguy hiểm của nó đối với cộng đồng cũng không hề nhỏ. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các phòng khám cần được chú trọng và quan tâm để bảo vệ môi trường nước, cũng chính là bảo vệ sức khỏe con người. Đồng thời phải đảm bảo không gian hợp lý vì thường những phòng khám thường nằm trong khu dân cư hoặc gần khu vực trung tâm, diện tích thường nhỏ.
Nước thải phòng khám bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động khám chữa bệnh: dịch, máu, bệnh phẩm, đặc biệt là một phần hóa chất vô trùng, gột rửa, thuốc điều trị, kháng sinh, các nguyên tố phóng xạ dùng trong điều trị và phòng chụp X-quang...cũng đi vào nước thải trong quá trình tẩy rửa dụng cụ. Thực tế trong nước thải phòng khám thì 80 % là nước thải sinh hoạt của cán bộ, nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Một thành phần nữa không thể bỏ qua đó chính là hệ vi sinh vật gây bệnh trong nước thải phòng khám rất cao như: tụ cầu vàng (82,5%), trực khuẩn mủ xanh (14,62%) E.coli (51,61%), Enterobacter (19,36), ..các vi sinh này có khả năng kháng kháng sinh rất cao, không được phép thải ra môi trường. Nếu không xử lý hiệu quả là nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây hậu quả môi trường nghiêm trọng.
Nước thải phòng khám chứa nhiều hợp chất hữu cơ dễ phân hủy, tổng lượng SS cao gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn, các chất dinh dưỡng N, P trong nước thải khi thải rả môi trường sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng làm mất cân bằng sinh thái trong môi trường thủy sinh.
Dưới đây là bảng giá trị các chỉ tiêu trong nước thải phòng khám đa khoa.
Ghi chú:
- KPH: Không phát hiện
- Thông số Tổng hoạt độ phóng xạ α và β chỉ áp dụng đối với các cơ sở khám, chữa bệnh có sử dụng nguồn phóng xạ.
(*) Chất lượng nước thải sau xử lý: đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 28: 2010/BTNMT.
Để có những cải tiến cho phù hợp với những yêu cầu thực tế đặt ra cho nước thải phòng khám, như chất lượng nước thải đầu ra phải đảm bảo QCVN 28: 2010/BTNMT, và cấu trúc tiết kiệm không gian hệ thống xử lý nước thải thường được sử dụng trong các phòng khám vì nhiều ưu điểm nổi trội đó chính là hệ thống lọc RO.
1. RO là gì?
RO là viết tắt của Reverse Osmosis (Thẩm thấu ngược)
Thẩm thấu là một thuật ngữ chỉ sự chuyển dịch của nước từ nơi có nồng độ muối thấp đến nơi có nồng độ muối cao hơn thông qua một màng bán thấm cho đến khi nồng độ giữa hai màng cân bằng. Thẩm thấu ngược là hiện tượng ngược lại với quá trình trên. Quá trình này sử dụng áp lực tối thiểu 40psi, để đảo ngược dòng chảy tự nhiên của nước, buộc nước phải đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn. Màng bán thấm cho phép nước tinh khiết đi qua và sẽ giữ lại các phân tử muối, khoáng lớn hơn trên mặt màng.
Thẩm thấu ngược liên quan đến một cơ chế khuếch tán, do đó hiệu quả tách phụ thuộc vào nồng độ chất tan, áp suất và tốc độ dòng nước.
2. Cấu tạo hệ thống máy lọc RO
Gồm cụm màng lọc RO, khung vỏ bọc bảo vệ màng lọc RO, van điều chỉnh lưu lượng, hệ thống đường ống công nghệ và hệ thống điện điều khiển.
Cụm màng lọc RO gồm: vỏ bao bọc phía ngoài có gắn van xả nước cặn ra, màng lọc RO, lõi phía trong nối với van đưa nước vào và van xả nước đã xử lý ra. Có nối với bơm áp lực nhằm cung cấp áp lực cao cho quá trình thẩm thấu ngược.
Màng được làm từ vật liệu Cellulose Acetate (CA), Polyamide Composite (PA) hay màng TFC, bao gồm nhiều lớp mỏng hoặc các tấm phin được gắn chặt cuộn lại với nhau trong một cấu trúc hình dạng xoắn ốc. Màng RO có các khe lọc với kích thước cực nhỏ, chỉ 0,0001 µm, tức là bằng 1/10 kích thước vi khuẩn.
Ưu điểm của các loại màng này là độ bền cơ học cao, chịu được hóa chất, chịu nhiệt và pH. Một đặc điểm nổi bật khác là màng CA có thể vận hành dưới 1 áp suất trên 450psi, màng PA chịu được áp 300psi.
Màng lọc RO hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm cao áp tạo ra một dòng chảy mạnh (đây có thể gọi là quá trình phân ly trong chính dòng nước ở môi trường bình thường nhờ áp lực) đẩy các thành phần hóa học, các kim loại, tạp chất..có trong nước chuyển động mạnh, văng ra vùng có áp lực thấp hay trôi theo dòng nước ra ngoài theo đường thải (giống như nguyên lý hoạt động của thận người). Trong khi ấy các phân tử nước thì lọt qua các mắt lọc cỡ kích cỡ 0,001 µm nhờ áp lực dư, còn lại những tạp chất trong nước thải phòng khám có kích thước lớn hơn 0,0001 µm sẽ bị cuốn trôi ra ngoài, bao gồm cả các loại virus, vi khuẩn, kim loại nặng, các chất độc hại như chì, thủy ngân, dioxin, thuốc trừ sâu, amoni, arsen.
3. Quy trình xử lý nước thải phòng khám ứng dụng hệ thống lọc RO
Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước thải phòng thải phòng khám gồm nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh, phần dư lại của bệnh phẩm và nước thải nhà vệ sinh. Nước thải nhà vệ sinh sẽ được đưa xuống bể tự hoại mục đích lắng và phân huỷ cặn lắng. Nước lưu trong bể tự hoại một thời gian sẽ lắng cặn xuống đáy, vi sinh vật kị khí trong bể sẽ phân huỷ chất hữu cơ trong cặn lắng thành các chất khí và chất hoà tan. Nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh sẽ được đưa qua song chắn rác để loại bỏ một phần rác có kích thước lớn. tất cả nước thải sau khi xử lý sơ bộ sẽ được tập trung tại hệ thống thu gom.
Nước thải tiếp tục được bơm lên bể oxy hoá và khử trùng. Bể oxy hoá và khử trùng được cấp khí liên tục để tránh quá trình phân hủy kị khí gây ra mùi hôi, đồng thời tạo điều kiện xử lý một phần tạp chất hữu cơ dễ phân hủy. Đồng thời để loại các chất độc khó phân huỷ cùng các vi khuẩn, virus trong nước thải phòng khám bể này sẽ được sục khí ozon, đóng vai trò là chất xúc tác kết hợp với H2O2 phân hủy tạo ra gốc Hydroxyl (-OH), là tác nhân oxi hóa mạnh, dễ phản ứng phá hủy hầu hết các hợp chất trong nước thành những phân tử có kích thước dài hoặc có thể oxy hóa triệt để thành CO2, H2O,..
Phương trình tổng quát của quá trình này:
H2O2 + O3→ 2-OH +3O2
Tiếp theo nước sẽ được xử lý qua 3 cột lọc theo nguyên tắc chảy tràn:
1.Cột lọc đầu tiên (Sediment Filter) có chức năng giống bể lắng mục đích tách chất rắn lơ lửng, loại bỏ dầu mỡ trong nước thải phòng nha.
2.Tiếp theo nước được đẩy qua cột lọc có chứa các hạt carbon hoạt tính (GAC filter), có nguồn gốc từ than đá, gỗ... Carbon hoạt tính loại bỏ clo dư và chloramines bởi một phản ứng hóa học có liên quan đến việc chuyển giao các electron từ bề mặt của cacbon hoạt tính cho Clo dư hoặc chloramines . Clo hoặc chloramines sau khi qua cột lọc có tính chất như là một ion clorua đó không còn là một chất oxy hóa. Hiệu quả loại bỏ clo và các chất hữu cơ khác của cột lọc này > 98%, đặc biệt còn giúp khử sạch mùi vị.
3. Cột lọc có lõi lọc carbon dạng ép xử lý lọc đa hóa chất, các hợp chất rắn hòa tan trong nước thải
Vật liệu lọc trong 3 cột lọc trên có thể thay đổi tuỳ vào yêu cầu nước đầu ra và thành phần, lưu lượng của nước thải.
Tiếp theo nước thải sẽ được bơm qua cột lọc thẩm thấu ngược RO, có sự điều khiển của van ngắt tự động, tại đây lại bỏ 95-99% các tạp chất bẩn tan trong nước theo nguyên lý lọc thẩm thấu ngược, nước qua màng lọc RO sẽ loại bỏ các tạp chất bẩn bị đẩy ra đường nước thải, tống ra ngoài. Còn các phân tử nước lọt ra qua màng nhờ áp lực dư. Quá trình này đòi hỏi phải có một áp suất cao có tác dụng lên phía nồng độ cao của màng lọc nhờ bơm áp lực, để xé tan sức căng của nước hay còn gọi đảo ngược quá trình thẩm thấu.
Cuối cùng là cột lọc carbon thứ hai sẽ loại bỏ hoàn toàn các tạp chất còn lại không được loại bỏ bởi cột lọc RO. Nước sẽ theo dòng tuần hoàn trở về bể oxy hóa & khử trùng, cứ thế lặp lại nhiều lần đến khi sản phẩm cho ra là nước đạt loại A theo QCVN 28:2010/BTNMT.
Phần nước cặn lọc trong 2 cột lọc thẩm thấu ngược RO và cột lọc carbon bậc 2 sẽ được lưu tại một bể chứa, định kỳ sẽ có cơ quan đến thu gom.
Các tạp chất bám vào màng lọc RO nếu trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng tắc ngẽn các lỗ trên màng, vì thế màng RO sẽ được rửa ngược thường xuyên bằng hệ thống tự điều khiển để tránh tắc nghẽn màng. Tuổi thọ của màng khá cao khoảng 2-3 năm mới thay một lần.
Ưu điểm nổi bật của hệ thống lọc nước RO chính là cấu tạo đơn giản, tiết kiệm diện tích, phù hợp với không gian trong phòng khám, đảm bảo yêu cầu mỹ quan. Xử lý triệt để lượng chất độc hại có trong nước cũng như lượng vi sinh vật có có hại tồn tại trong nước thải. Lưu lượng nước thải trong phòng khám thường không lớn, nếu đầu tư hệ thống như bệnh viện hoặc các đơn vị khác sẽ rất tốn kém và không sử dụng hết công suất của hệ thống. Hệ thống xử lý nước thải có hệ thống lọc màng RO thường áp dụng cho phòng khám có lưu lượng 2m3/ ngày đêm.
Đây là hệ thống được sử dụng rộng rãi vì những tính năng ưu việt được chứng minh trong thực tế. Nếu có nhu cầu tư vấn miễn phí cũng như thiết kế, lắp đặt về hệ thống xử lý nước thải phòng khám chất lượng cao giá cả hợp lý hãy liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÁI AN với đội ngũ kỹ sư nhiệt huyết, trình độ cao và có nhiều năm kinh nghiệm. Công ty chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng song song với tiêu chí bảo vệ môi trường vì một môi trường trong sạch. Đừng chần chừ hãy hợp tác với chúng tôi để có được hiệu quả công việc cao nhất.
Để được tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải phòng khám miễn phí vui lòng liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÁI AN
Địa chỉ: 52 Trần Văn Dư, P. 13, Q. Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0986.840.281 - 0944.492.615
Email: moitruong@thaian.com.vn
Website: thaian.com.vn - moitruongthaian.net